Phân biệt Content Writing với Copywriting

Content Marketing1 bình luận ở Phân biệt Content Writing với Copywriting

Phân biệt Content Writing với Copywriting

Mục lục bài viết

Chắc bạn đã nghe đến mòn tai hai thuật ngữ Content Writing và Copywriting. Thật ra, ranh giới giữa chúng khá mong manh nên ngay cả những người làm nghề lâu năm vẫn nhầm lẫn. Bạn có phân biệt được hai khái niệm này không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Có một quan niệm khá phổ biến là xem Content Writing (Viết nội dung) và Copywriting (Viết quảng cáo) là hai thuật ngữ thay thế cho nhau. Tuy cả hai đều là công việc sáng tạo con chữ để giúp doanh nghiệp phát triển nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt căn bản.

1. Content Writing là gì?

Content Writing hay còn gọi là viết nội dung sử dụng các thể loại nội dung nhằm mục đích cung cấp thông tin, giáo dục, hướng dẫn người dùng để tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập và tương tác, từ đó xây dựng quan hệ với khách hàng. Người làm Content Writing được gọi là Content Writer.

Tuy có nhiều hình thức nội dung, nhưng các Content Writer thường chịu trách nhiệm sản xuất “long form content” – nội dung dài như bài SEO, blog, website, hướng dẫn sử dụng, case studies, testimonials, ebooks, nội dung Youtube, podcast, livestream, bài đăng mạng xã hội…

Hỏi một chút, khi cần tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó thì bạn sẽ làm gì? 9/10 người sẽ sử dụng Google để tìm kiếm thông tin. Và đó chính là nơi các sản phẩm của Content Writing xuất hiện nhiều nhất. Ví dụ:

  • Làm thế nào để làm sạch giày trắng hiệu quả?
  • Vitamin C có công dụng gì cho sức khoẻ?
  • Cách lái xe an toàn dưới trời mưa ngập

Hầu hết các câu hỏi trên đều sẽ được giải đáp qua các bài báo, nghiên cứu khoa học, blog, SEO với đa dạng nguồn thông tin. Các bài viết này liên kết với một trang web rồi được chia sẻ trên các nền tảng khác như mạng xã hội, tạp chí hay báo giấy. Khi người đọc tìm kiếm câu trả lời về một vấn đề, họ sẽ tiếp cận các bài viết liên quan và được giới thiệu giải pháp của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh và nâng cao uy tín.

Khi nói về Content Writing và Content Writer thì có ý kiến cho rằng: “Bất kỳ người viết tốt nào cũng có thể trở thành Content Writer giỏi. Bạn chỉ cần có khả năng tìm hiểu thông tin và trình bày nội dung rõ ràng là được.” Bạn nghĩ sao về ý kiến này? Liệu trở thành Content Writer có đơn giản đến thế? Hãy comment bên dưới nhé! Mình sẽ có một bài viết về chủ đề “Đâu là các yếu tố cần có để trở thành Content Writer giỏi”.

Các thương hiệu sử dụng Content Marketing thường là những “tay chơi hệ lâu dài”. Vì chiến lược nội dung dài hạn là cách tiếp cận thông minh mang đến nhiều giá trị cho khách hàng lẫn doanh nghiệp. Nó sẽ giúp tăng khách hàng trung thành, tăng lượng truy cập và tương tác tự nhiên, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Đơn cử như trang blog tuy không phải công cụ bán hàng trực tiếp nhưng lại là nền tảng giúp tạo ra các “điểm chạm” quan trọng với khách hàng tiềm năng. Mục đích của blog là cung cấp thông tin hữu ích và giải trí để người đọc hứng thú, yêu thích và quay lại với thương hiệu. Đừng hiểu lầm ý mình, Content Writing tuy vẫn có thể thúc đẩy doanh số, nhưng đó lại không phải mục đích chính. Vì việc viết nội dung thường không quá nhấn mạnh yếu tố “Call to action” – kêu gọi hành động ngay lập tức mà là để gia tăng traffic, giúp khách hàng giải quyết vấn đề và xây dựng lòng tin. Có thể nói, Content Writing là công cụ giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về doanh nghiệp và những gì doanh nghiệp đang làm.

Content Marketing đã và đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, mang đến nhu cầu tuyển dụng người viết nội dung ngày càng cao. Theo CMI, 78% thành công của người làm nội dung phụ thuộc vào việc tạo các nội dung chất lượng cao. Và khoảng 47% team Marketing đang thuê ngoài công việc sáng tạp nội dung cho Freelance Writer.

Tìm hiểu Content Marketing là gì tại https://gemysix.com/content-marketing-la-gi-va-vai-tro-cua-content-marketing/

Tìm hiểu Freelance Writer là gì tại https://gemysix.com/freelance-writer-la-gi-vi-sao-minh-chon-cong-viec-nay/

2. Copywriting là gì?

Tuy Content Writing và Copywriting đều tập trung vào việc sản xuất nội dung, thế nhưng, khác biệt nằm ở chỗ Copywriter chỉ tạo ra văn bản (copy) cho các tài liệu tiếp thị và quảng cáo với mục đích bán hàng trực tiếp. Hơn thế nữa, Copywriter thường là người nghĩ ý tưởng sáng tạo tổng thể cho cả một chiến dịch quảng cáo chứ không chỉ trau chuốt con chữ trên biển quảng cáo.

Mục đích của Copywriting là truyền cảm hứng hành động ngay thông qua các ý tưởng và từ ngữ khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, mang tính tương tác, đối thoại trực tiếp. Vì thế, copy thường ngắn gọn, súc tích với từ ngữ mạnh mẽ, ấn tượng. Nhờ đó giúp gia tăng nhận diện thương hiệu và thuyết phục khách hàng thực hiện ngay một hành động cụ thể nào đó, ví dụ như mua hàng, đăng ký, theo dõi, đặt hẹn hay thay đổi một lối sống.

Nhưng thực tế là không nhà quảng cáo nào có thể ép người dùng hành động theo ý mình. Vì thế, người viết quảng cáo cần sáng tạo các nội dung thú vị, đáng nhớ, nêu bật lên các tính năng lẫn giá trị của sản phẩm để thuyết phục người mua. Ví dụ, khách hàng có thể không biết các thành phần có trong lăn khử mùi, nhưng họ muốn có được sự tự tin trong mọi hoạt động mà không bị mùi khó chịu cản trở.

Lúc này, Copywriter cần thấu hiểu sâu sắc tâm trí, cảm xúc và hoàn cảnh của người đọc. Từ đó tìm được “painpoint”, nhu cầu, mong muốn của họ và thoả mãn chúng. Bạn sẽ cần trải nghiệm thực tế sâu sắc để đề xuất các ý tưởng, hoạt động và viết được copy đánh đúng vào tâm lý người dùng.

Tóm lại, mục đích của Copywriting là gia tăng khách hàng tiềm năng và doanh số bằng cách sử dụng các kết nối cảm xúc để thuyết phục khách hàng hành động ngay. Do đó, muốn trở thành Copywriter giỏi, bạn cần thấu hiểu, đồng cảm với khách hàng, nghiên cứu qua trải nghiệm thực tế và sử dụng tông giọng dễ hiểu, ấn tượng, bất ngờ và thuyết phục.

3. Phân biệt Content Writring và Copywriting

Cả hai đều là các công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển, tăng khách hàng trung thành lẫn doanh số bán hàng. Nhưng cách thức thực hiện và mục tiêu của chúng là khác nhau. Hiểu rõ sự khác biệt giữa Content Writing và Copywriting thì bạn mới có thể chọn được công việc phù hợp, doanh nghiệp mới tuyển dụng được người tài và có chiến lược để đạt mục tiêu tiếp thị.

1 – Mục đích nội dung

Có thể mẫu quảng cáo và bài blog cùng mang một nội dung, thông điệp và hướng đến cùng đối tượng, nhưng mục đích của thông tin là hoàn toàn khác nhau.

  • Content Writing hướng đến việc cung cấp thông tin, giáo dục và giải trí cho người đọc, với mục tiêu tăng lượng truy cập, tăng tương tác, từ đó tăng khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ tin tưởng lâu dài với khách hàng mục tiêu.
  • Copywriting nhằm mục đích bán hàng trực tiếp, khơi gợi cảm xúc và tạo cảm giác cấp bách, kêu gọi hành động tức thì.

2 – Tối ưu SEO

Có kiến thức chuyên sâu về SEO không phải là nghĩa vụ bắt buộc của Copywriter. Hiểu biết căn bản về SEO và mục đích sử dụng của công cụ này là đủ giúp người viết copy tạo nên được các mẫu quảng cáo phù hợp.

Trong khi đó, người làm Content Writing cần có kiến thức chuyên sâu về SEO để thực hiện hoặc phối hợp thực hiện với Chuyên viên SEO, giúp đảm bảo nội dung được xuất hiện trên các vị trí cao của các công cụ tìm kiếm, tạo cơ hội cho khách hàng mục tiêu dễ dàng tiếp cận, từ đó biết về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

3 – Độ dài nội dung

Trên thực tế, không có nguyên tắc hay thước đo cụ thể nào cho độ dài của một bài viết hay mẫu quảng cáo hiệu quả. Nếu một mẫu quảng cáo tuy dài nhưng thu hút, ấn tượng thì nó nên dài. Một bài viết SEO cũng có thể ngắn gọn nếu nó cần đi thẳng vào trọng tâm, giải quyết ngay thắc mắc của người dùng.

Tuy nhiên, độ dài văn bản của Content Writer có thể ngắn hoặc dài tuỳ thể loại, nội dung, mục đích, trong khi các mẫu quảng cáo và tài liệu tiếp thị do Copywriter thực hiện người ngắn gọn, súc tích, khơi gợi cảm xúc và kêu gọi hành động ngay.

4 – Sản phẩm nội dung

Sản phẩm Content WritingSản phẩm Copywriting
Bài blog
Sách trắng
Bài đăng mạng xã hội
Bài viết báo hay tạp chí
Ebooks
Case studies
Nội dung website
Bài SEO
Newsletters
Brochures
Billboards – OOH
Email campaigns
Landing pages
Quảng cáo tạp chí
Kịch bản radio và video
Taglines và slogans
TVC – Viral Clip
Banner ads

5 – Nơi làm việc

Content Writer có thể làm việc ở các Agency, phòng Marketing của các công ty hoặc làm tự do dưới dạng Freelancer. Trong khi đó do đặc thì công việc sáng tạo, Copywriter thường làm việc trong các Agency hơn là ở các công ty hoặc trở thành người làm việc tự do Freelancer.

Tạm kết

Sự khác biệt về mục đích cuối cùng của viết nội dung và viết quảng cáo có thể được tóm tắt như sau: “Content Writing tạo nội dung để tăng lượng truy cập tự nhiên mang tính lâu dài, trong khi Copywriting là viết quảng cáo để biến lưu lượng truy cập thành khách hàng tiềm năng ngay lập tức.”

Dù có khái niệm và cách thể hiện khác nhau nhưng cả Content Writing hay Copywriting đều cần mang đến giá trị cho người đọc và khách hàng. Và dù có trở thành Content Writer hay Copywriter, bạn cũng cần có kiến thức và hiểu biết về khách hàng mục tiêu, Content Marketing và có kỹ năng viết tốt.

Mời bạn đón đọc các bài viết thuộc chuyên mục Content Marketing tại đây hoặc theo dõi các cập nhật mới nhất tại blog https://gemysix.com/. Đây là blog về Kỹ năng viết lách, Content Marketing và Freelance Writing. Mình là Quynh Nguyen.

Nguồn tham khảo:

Please follow and like us:
fb-share-icon
Đây là blog về Kỹ năng viết lách, Content Marketing và Freelance Writing. Và mình là Quynh Nguyen.

One thought on “Phân biệt Content Writing với Copywriting

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top